Nhận định, soi kèo Arsenal vs Dinamo Zagreb, 3h00 ngày 23/1: Thắng nhẹ vừa phải

Bóng đá 2025-01-25 12:10:39 3
ậnđịnhsoikèoArsenalvsDinamoZagrebhngàyThắngnhẹvừaphảkết quả c1 nam   Phạm Xuân Hải - 22/01/2025 05:25  Cúp C1 Châu Âu
本文地址:http://tw.tour-time.com/html/%C2%A0%C2%A0%20Nguy%E1%BB%85n%20Quang%20H%E1%BA%A3i%20-%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%2027/05/2022%2008:23%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%C2%A0Nh%E1%BA%ADn%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20gi%E1%BA%A3i%20kh%C3%A1c
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Ajman Club, 20h05 ngày 21/1: Cửa trên thắng thế

Ngày 18/11/2016, dự án “Tủ sách Lam Sơn” đã tiến hành trao tặng 67 tủ sách với tổng trị giá hơn 200 triệu đồng cho 04 trường Tiểu học và Trung học cơ sở tại xã Xuân Lâm, Hải Nhân, Định Hải thuộc huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

Truyền niềm đam mê đọc sách cho các em nhỏ

Đây là hoạt động đầu tiên của dự án trong kế hoạch xây dựng hệ thống thư viện mini đến từng lớp học, nhằm đặt nền móng cho việc xây dựng văn hóa đọc và niềm đam mê đọc sách từ rất sớm cho các em học sinh trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa.

Bà Nguyễn Thị Thanh Mai - Vụ trưởng Vụ Thư viện cho biết: "So với các nước trong khu vực, tỉ lệ đọc sách của người Việt Nam khá thấp". Trẻ em ở các vùng nông thôn chỉ đọc 0,4-2 cuốn sách/năm ngoài sách giáo khoa, thua trẻ con nhà công chức Hà Nội khoảng 30 lần. Trẻ em Châu Âu đọc khoảng 12.000 phút/năm tương đương 9.000 trang sách = khoảng 45 cuốn sách với mỗi cuốn 200 trang. Sở dĩ có hiện tượng này, là do nguồn tài chính, kinh phí dành cho sách tham khảo, sách truyện ở nông thôn là một vấn đề thách thức lớn, bên cạnh đó, trẻ em nông thôn hầu hết chưa được rèn luyện thói quen đọc sách theo định hướng của nhà trường và gia đình.

{keywords}

Hệ thống thư viện lớp học ”Tủ sách Lam Sơn” được triển khai từ sự hỗ trợ tủ và sách của các cựu học sinh Lam Sơn, các cựu học sinh xuất thân từ tỉnh Thanh, và sự đồng hành của những cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu mến vùng đất này. Dự án được khởi động với thương hiệu "Lam Sơn" để phát huy giá trị tinh thần "học giỏi, thành đạt" đồng thời đánh giá cao sự tham gia làm nòng cốt từ các cựu học sinh Lam Sơn.

Bên cạnh đó, nhìn vào lịch sử dân tộc, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, mang lại nhiều đổi thay cho đất nước, tên gọi Tủ sách Lam Sơn cũng gắn với ý nghĩa này - mong muốn góp phần mang lại sự thay đổi về thói quen đọc sách trong cộng đồng người Việt nói chung và xứ Thanh nói riêng. Khi kỹ năng đọc sách, niềm say mê đọc sách được nhen nhóm, rèn luyện ngay từ những bước đầu của quá trình học văn hóa, và được duy trì suốt cuộc đời, sách sẽ giúp con người nâng cao tri thức.

Gắn kết người cho, chia sẻ trách nhiệm thế hệ

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Ba: “Dự án này cũng là nơi tập hợp các thành viên tích cực của thế hệ đàn anh đi trước, tạo sức lan tỏa, kêu gọi và vận động để xây dựng tủ sách cho con em mình, cho các thế hệ học sinh đàn em trên chính ngôi trường họ đã học, trên chính mảnh đất nơi họ sinh ra. Như vậy, “Tủ sách Lam Sơn” không chỉ có khả năng góp phần làm thay đổi tương lai “người nhận”, mà còn gắn kết sự đoàn kết, chung sức chung lòng của “người cho”. Chúng tôi nhận thấy rằng: Nếu trong mỗi cuốn sách được đóng dấu “Sách do cựu học sinh ưu tú của tỉnh Thanh chia sẻ trách nhiệm xã hội” thì tâm trí nhiều học sinh xứ Thanh sẽ dung chứa tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội. Khi lớn lên, các em lại tiếp tục chia sẻ trách nhiệm xã hội đến thế hệ kế tiếp, Việt Nam sẽ dung chứa những chỉ số của xã hội văn minh”.

{keywords}

Theo tính toán sơ bộ, cả tỉnh Thanh Hoá có khoảng 1600 trường từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tới trung học phổ thông. Nếu trung bình mỗi trường có 15 lớp thì cần tới 24.000 tủ sách. Với khoảng 3 triệu đồng cho một thư viện mini ở lớp học, bao gồm tủ và số lượng đầu sách từ 30 - 60 cuốn sách/tủ cần gần 1.500.000 (một triệu năm trăm) đầu sách. Để triển khai hệ thống thư viện lớp học trên toàn tỉnh Thanh Hóa, cần có 72 tỷ VND cho để thực hiện dự án này.

Chương trình mới được triển khai trong gần 1 tháng qua đã tiếp nhận sự hỗ trợ, đóng góp của các nhà xuất bản, công ty sách, doanh nhân, các cựu học sinh chuyên Lam Sơn và các cá nhân, tổ chức khác với tổng số 3.500 cuốn sách và tủ sách, tương đương 300 triệu đồng. Trong đó, có nhiều đầu sách phong phú như: sách phổ biến kiến thức khoa học, truyện tranh, tâm lý giáo dục, kỹ năng thực hành xã hội, truyện văn học và tham khảo trong nhà trường. Dự kiến trong kế hoạch 10 năm, Tủ sách Lam Sơn sẽ được triển khai trên toàn địa bàn tỉnh Thanh Hóa, từ cả kinh phí từ ngân sách dành cho giáo dục và các nguồn hỗ trợ xã hội.

Thông tin ủng hộ dự án Tủ Sách Lam Sơn:

Số tài khoản: 0200.419.88.666

Chủ tài khoản: Lê Thị Quyên

Ngân hàng Sacombank, chi nhánh Đống Đa, Hà Nội.

Thúy Ngà

">

Trao tặng tủ sách Lam Sơn cho trẻ em Thanh Hóa

Tác giả Song Hà.

Anh từng nửa thật nửa đùa trả lời phỏng vấn một tờ báo rằng: “Cũng may là sau này làm nghề sửa chữa điện thoại, do tay nghề kém, vắng khách nên tôi có nhiều thời gian viết văn hơn chứ khi ấy đi phụ hồ hay làm thợ mộc thì chắc không có Song Hà của ngày hôm nay rồi”. Kết quả của quãng thời gian rảnh rỗi ngồi viết văn ấy là một loạt tác phẩm hút độc giả, xuất phát từ những entry, status trên mạng như: Nghe Boy Già kể chuyện đời, Ngoại tình, Trúng số, Những chuyện bựa thời sinh viên, Ranh con tên Ly…

Và bây giờ là tuyển tập truyện trào phúng đặc sắc nhất theo cách nhìn của chính tác giả mang một cái tên “hiền lành”, không hề “bựa” như các tác phẩm trước đó. 

Biến tấu đời thườngtập trung vào chủ đề viết về thời sinh viên, về những mối tình và hôn nhân cùng với chuyện kiếm sống, lập nghiệp của chính tác giả và câu chuyện đời của nhiều kiểu người trong xã hội. Một số truyện đã ra mắt bạn đọc ở những cuốn sách trước đây, nhưng cũng có không ít sáng tác mới toanh. 

Những câu chuyện “Buồn - Cười” 

Đó là 10 câu chuyện kể về một cô người yêu cũ trong một tạp văn dài mang tênRa mắt gia đình Exvới nhiều tình tiết hài hước của vài lần ra mắt, gặp gỡ và cả chia tay vì chê chàng trai Song Hà học văn nghèo hèn. 

Có vẻ như cuộc tình ấy chỉ để lại toàn kỷ niệm gây cười với một giọng văn bất cần đời, bất cần người nhưng chốt lại bằng một câu làm độc giả dễ rơi nước mắt: “Đó là một đêm không bao giờ quên được. Đó cũng là lần đầu tiên khóc vì một đứa con gái. Một đứa con gái xa lạ con nhà ai đó, đã quen, đã yêu và đã làm khổ đời mình… suốt nhiều năm sau…”. 

Đó là chuyện kể về người vợ cũ, về cuộc hôn nhân sớm ly dị nhưng tuy hết tình thì còn trách nhiệm và nghĩa vụ, không yêu nữa thì coi nhau như đối tác dạy con. Dù nhân vật mang tên nào đi nữa cũng là lấy cảm hứng từ chuyện thật của chính tác giả.

Cựu bố mẹ vợ luôn coi cựu con rể như đương kim. Người vợ cũ thấp thoáng dáng vẻ của những người đàn bà trong truyện ngắn của Nam Cao, từ cái mũi đỏ cà chua hay dằn vặt, rẻ rúng chồng vì tiền, gây nhiều tổn thương nhưng vẫn khiến nhân vật “hắn” vừa giận vừa thương. Bởi vì: “cuộc đời ngắn lắm, chỉ có kẻ ngu dốt và cay nghiệt mới giữ trong lòng sự thù hận, oán trách và hằn học với những thứ không đáng. Hắn chỉ tiếc vì đã chọn nhầm người để đời mình đâm ra lỡ làng, để đứa con gái lớn lên không có bố bên cạnh, vậy thôi!”.

Quãng thời gian học đại học ở Hà Nội và lăn lộn kiếm sống trước khi quyết định về quê là nguồn cảm hứng và tư liệu sống động cho tác giả. Những chuyện bựa thời sinh viên là minh chứng rõ cho tính chất Underground (thế giới ngầm) trong sáng tác của Song Hà. Cuộc sống ký túc xá, những bữa cơm bụi, chuyện đánh nhau, tán gái, được mời đi đóng phim rồi xuất hiện vỏn vẹn ba giây trên màn ảnh, sự túng thiếu, khốn khó… khiến cho độc giả cùng thế hệ với nhà văn như tìm thấy chính mình trong quá khứ. 

Có không ít nhân vật đi ngang qua cuộc đời của Song Hà rất nhanh, nhưng được nhắc đến với sự chân thực ngậm ngùi. Đó là kỷ niệm về anh bán bánh khúc tốt bụng cho ăn chịu, là bạn Long trọc từng có thời kỳ viết báo chung; là các cô gái như Ly, Ốc, Huyền, Linh… tựa như những người tình nửa hư nửa thực, có lẽ đã từng yêu, từng nhớ, từng mong đợi nhưng đều có một kết cục giống nhau là lặng lẽ rời xa. 

Nickname hài hước Boy Già có từ thời Song Hà viết blog. Đó là một nhân vật Boy từ trẻ đến già bươn chải, lăn lộn trong cuộc sống khắc nghiệt song vẫn có những khoảng lặng yêu thương, có lời chửi mắng nhưng cũng ấm áp tình cảm, vui nhộn hài hước mà có khi trống rỗng, cô độc. Đó là những câu chuyện đọc thì cười, mà đằng sau nụ cười bỗng nhiên buồn mênh mang. Dường như nhà văn khi viết ra những câu chữ gây cười này cũng đang buồn nên tôi gọi là câu chuyện “Buồn - Cười”.

Sự biến tấu tài tình

Điều khiến cho độc giả nhớ đến Song Hà là chất giọng riêng - đó là “sự biến tấu”. Nó khiến cho những câu chuyện kể đôi khi “được” hay hơn, mà lắm lúc làm cho người đọc “bị” sốc.

Ai thích cảm giác mạnh, thích một thứ văn chương như vừa nhảy bổ ra từ đời sống, hoa chân múa tay với độc giả thì sẽ hài lòng, còn ai yếu bóng vía hẳn sẽ nhăn mặt chê: “Sao lại viết bậy thế!”.

Lại có người thích đọc những gì Song Hà viết bởi giọng văn triết lý ngược đời, một tư duy biến tấu thoát khỏi cách nghĩ thông thường của số đông. 

Phận đời gái điếm là các câu chuyện dễ gây sốc nhất với ngôn từ tục, lóng. Dù là những thân phận ngoài lề không được xã hội thừa nhận, họ vẫn đi bên cạnh cuộc đời, bên cạnh mỗi chúng ta. 

Chuyện gái ế, gái già, ngoại tình, đề đóm, nhậu nhẹt, chơi Phây (Facebook), chuyện nhân viên và sếp, bán hàng đa cấp, chuyện cưới vợ già, đêm tân hôn… qua câu chữ của Song Hà khiến người đọc có thể phá lên cười, rồi bỗng rớm nước mắt đắng lòng. 

Mỗi nhân vật hiện lên trong Biến tấu đời thường xộc xệch, méo mó, rách nát, nhàu nhĩ… nếu không về thể xác thì cũng về tinh thần nhưng đặc biệt không ai trong số họ làm cho người đọc ghét, giận, căm hờn mà chỉ thấy thương, thấy buồn cười và chua xót.

Không có nhân vật tốt, không có nhân vật lý tưởng, song cũng không tìm ra được nhân vật xấu, nhân vật phản diện trong văn chương của Song Hà. Đó hẳn là nhờ vào sự biến tấu tài tình của nhà văn.

Boy già và Girl không còn trẻ

Cách viết của tác giả làm cho những Boy Già giống anh như vớ được tri âm tri kỷ, còn phụ nữ thì tìm thấy một chỗ dựa để tạm quên đi ưu phiền. 

Bởi lẽ không chỉ viết về bản thân, về những người đàn ông xung quanh, Song Hà đặc biệt ưu ái phụ nữ. Trừ việc kể lại các mối tình thời hoa niên thì nhiều nhân vật nữ của Song Hà có thể tạm gọi là “Girl không còn trẻ”. Gồm đủ loại người, thuộc mọi tầng lớp: gái điếm, gái già, gái ế, gái đi buôn, gái làm sếp, gái bán hàng tạp hóa…, hoặc chung chung là gái chơi Phây. 

Văn của anh thu hút độc giả nữ phải chăng vì họ thấy thấp thoáng đâu đó bóng dáng chính mình, người quen của mình. 

Thông qua tương tác dí dỏm trên trang cá nhân, nhiều độc giả nữ trở thành fan dõi theo từng status trên Facebook nhà văn và sẵn sàng mua sách giấy, bởi họ hiểu rằng văn chương của Song Hà không chỉ là những nụ cười mà còn làm họ rơi lệ: “Chỉ khi mất nhau trong đời mới kịp nhận ra mình đã từng yêu nó đến nhường nào”. 

Tôi cho rằng với một nhà văn, khi viết tác phẩm, điều quan trọng nhất là sự tiếp nhận của công chúng. Thế nên, Song Hà có quyền hài lòng với những gì mình đã làm. Chỉ là thành công trong quá khứ và hiện tại sẽ tạo thách thức không nhỏ trong tương lai đối với anh.

Hà Thanh Vân

">

Boy Già, Girl không còn trẻ và những câu chuyện 'Buồn

Nhận định, soi kèo Semen Padang vs Bali United, 15h30 ngày 20/1: Lịch sử gọi tên

Họa sĩ Ngụy Đình Hà tham gia với bức 'Đường về nhà' vẽ chân dung em bé vùng cao với bảng màu tương phản rực rỡ.

Đây là một trong những triển lãm trực tuyến do quỹ Gieo nhà gặt nhàphát động. Dự án quy tụ số lượng họa sĩ tên tuổi tham gia lớn và chất lượng tác phẩm uy tín nhiều năm qua. Triển lãm do họa sĩ Ngô Trần Vũ khởi xướng từ năm 2018, đến nay đã quyên góp thành công trên 3 tỷ đồng xây hơn 60 căn nhà cho dân nghèo tại Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế với kinh phí 50 triệu đồng/căn.

Tham gia có các họa sĩ Lê Kinh Tài, Ngụy Đình Hà, Bùi Tiến Tuấn, Khổng Đỗ Duy, Chu Đức Thắng, Trần Nhật Thăng, Vũ Mười, Lô Thưởng, Phạm Thành, Hồ Hưng, Quách Chiến Thắng… với nhiều phong cách đa sắc tạo nên một cuộc thưởng lãm trực tuyến đáng xem.

Họa sĩ Lê Kinh Tài mang đến tác phẩm vẽ trên đĩa gốm mang tên 'Fishman'. Anh là một trong những họa sĩ đương đại Việt Nam với các bức tranh tiền tỷ thu hút sự quan tâm của giới sưu tập trong và ngoài nước.

Họa sĩ Trần Nhật Thăng với tác phẩm kích thước lớn chủ đề 'Vitarka Mudra - Biện minh thủ ấn'. Tác phẩm đặt chân dung tượng Đức Phật trên nền tranh trừu tượng có giá trị 700 triệu đồng. 

Họa sĩ Quách Chiến Thắng đóng góp tác phẩm phong cảnh 'Phố Hà Nội' rực rỡ sắc đỏ.
Họa sĩ Phạm Thành vẽ phong cảnh vùng cao trên chất liệu sơn mài.
Họa sĩ Lô Thưởng với tác phẩm 'Lên nương'.
Họa sĩ Mai Xuân Oanh có tác phẩm 'Xuân cao nguyên' với phong cảnh hoa xuân vùng cao Tây Bắc.
Họa sĩ Vũ Mười với tác phẩm 'Diễn thuyết trên bàn đỏ' đặt ra những vấn đề đương đại cần suy ngẫm.
Họa sĩ Hồ Hưng với bộ tranh trực họa Tây Nguyên mang lại cảm xúc chân thật về vùng cao.
Bức tranh lụa 'Ngàn cánh hạc' vẽ phần lưng của cô gái trên nền áo lộng lẫy như mây của họa sĩ Bùi Tiến Tuấn.
Họa sĩ Chu Đức Thắng với tác phẩm phong cảnh 'Buổi trưa ở Cao Bằng' đẹp như
một bản tình ca sông núi.
Triển lãm thực hiện giấc mơ xây nhà mới cho những gia đình nghèo khóBan tổ chức triển lãm "Gieo tổ ấm 2022" đặt mục tiêu đóng góp thành công 1 tỷ đồng xây 20 căn nhà cho người nghèo tại Quảng Nam và Huế trong năm 2022.">

81 họa sĩ chung tay gây quỹ giúp người nghèo xây nhà

友情链接